Giỏ hàng

Cảm biến vân tay là gì? Ưu nhược điểm của cảm biến vân tay?

24/04/2023
Tin tức

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ 4.0, có  thể nói nền công nghệ nước ta phát triển mạnh mẽ, và theo đó có các ứng dụng rất tiện ích phục vụ cho nhu cầu của con người, với những lợi ích của công nghệ đem lại thì chúng ta nên có những hiểu biết chung để cùng phát triển nó. Vậy để bạn đọc hiểu hơn về loại cảm biến vân tay này, cùng tìm hiểu dưới đây với Tongkhokhoavantay nhé!

1. Cảm biến vân tay là gì?

Motorola Mobility Atrix 4G được xem là chiếc điện thoại Android đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay vào năm 2011, tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa gây được sự chú ý của người dùng cho đến khi Apple trang bị tính năng cảm biến vân tay (Touch ID) cho iPhone 5S. Tiếp theo sau đó là iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPad Mini 3, iPad Air 2 và cho tới bây giờ là iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8 và iPhone 8 Plus.

Lúc ban đầu, Samsung cũng nhanh nhạy không kém khi trên cả hai dòng điện thoại chủ lực của hãng là Galaxy S5 và Galaxy Note 4 cũng đã có tính năng này, cho đến bây giờ từ dòng giá rẻ cho đến cao cấp của Samsung đều được trang bị cảm biến vân tay này.

Hiện nay chắc hẳn công nghệ cảm biến vân tay rất phổ biến trong xã hội, chúng ta đã rất quen thuộc với nó và cụ thể về cảm biến vây tay là một hệ thống có khả năng chụp và lưu bản in vân tay của người sử dụng một cách nhanh chóng. Theo đó ta thấy các dấu vân tay được lưu lại trong quá trình thiết lập bảo mật sẽ trở thành căn cứ để thiết bị so sánh trong những lần quét dấu vân tay tiếp theo. Trường hợp như trong việc nhận diện cho ra kết quả chính xác, thiết bị sẽ mở khóa để người dùng truy cập vào bên trong và bắt đầu quá trình sử dụng thiết bị. Căn cứ dựa trên những nội dung về khoa học, mỗi người đều có một dấu vân tay khác nhau, do vậy về lý thuyết, việc nhận dạng vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu truyền thống song vẫn đảm bảo tính bảo mật khi người dùng đăng nhập vào thiết bị.

hay chúng ta hiểu theo cách khác thì đây là cảm biến sử dụng công nghệ sinh trắc học để quét vân tay của người dùng với nhiều loại sóng riêng biệt. Chúng sẽ quét, lưu lại sự lồi lõm và cả lớp da tay để nhận biết, phân biệt những dấu tay khác nhau. Từ đó, tăng tính bảo mật cho thiết bị di động. Để sử dụng cảm biến vân tay một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Không để bề mặt cảm biến bị trầy xước, dính nước hay bụi bẩn, điều này sẽ gây trở ngại khi quét vân tay và khó nhận dạng.

– Hạn chế để cảm biến tiếp xúc với các hóa chất hay chất gây bào mòn, làm hư hại đến bề mặt cảm biến.

– Thường xuyên vệ sinh bề mặt cảm biến bằng khăn mềm, sạch và tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh.

Cảm biến vân tay – công nghệ nhận dạng vân tay hoạt động theo nguyên tắc: Khi đặt ngón tay lên trên một thiết bị đọc dấu vân tay, thiết bị này sẽ quét hình ảnh ngón tay đó và đưa vào hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý dấu vân tay, chuyển sang dạng dữ liệu số rồi đối chiếu các đặc điểm của vân tay đó với dữ liệu đã được lưu trữ trong hệ thống. Nếu dấu vân tay này khớp với dữ liệu hệ thống thì các chức năng tiếp theo sẽ được thực hiện.

Ví dụ như:

Apple đã tích hợp công nghệ này trên nút Home của hãng gọi là công nghệ Touch ID. Thay vì phải nhập mật khẩu cho thao tác mở khoá máy hay ứng dụng thì giờ đây chỉ cần một cú chạm nhẹ là bạn đã có thể nhanh chóng mở máy. Phím Home được thiết kế với mặt đá Sapphire vừa giúp bảo vệ, lại vừa là thấu kính hỗ trợ cảm biến “chụp” lại hình ảnh vân tay trên đầu ngón tay. Phần viền kim loại xung quanh phím Home là bộ phận cho phép nhận biết xem ngón tay người sử dụng đã đặt vào vị trí để khởi động máy quét.

Tương tự chức năng của Touch ID, các thương hiệu khác như điện thoại Samsung hay OPPO, Nokia,… cũng phát triển công nghệ cảm biến vân tay riêng cho mình trên các thiết bị cao cấp mới nhất cho đến dòng bình dân của hãng. Chỉ cần chạm nhẹ là hệ thống sẽ nhận diện vân tay của bạn và mở máy nhanh chóng.

Cảm biến vân tay là gì? Ưu nhược điểm của cảm biến vân tay?

2. Ưu, nhược điểm và lợi ích của cảm biến vân tay:

2.1. Ưu điểm của cảm biến vân tay:

Mở khóa nhanh chóng

Nếu chúng ta chỉ nhìn trên lí thuyết ta thấy ứng dụng về cảm biến vân tay sẽ cho phép loại bỏ hoàn toàn các loại mật khẩu truyền thống song vẫn đảm bảo tính bảo mật cho thiết bị. Theo đó mà chúng ta có thể mở máy một cách nhanh chóng, không mất nhiều thao tác trong công việc.

+ Mở khoá thiết bị hoặc ứng dụng nhanh chóng chỉ với một cú chạm hoặc vuốt nhẹ

+ Tính xác thực cao vì vân tay mỗi người là duy nhất

+ Hệ thống sẽ cho nhận dạng nhiều ngón tay khác nhau. Công nghệ cảm biến điện dung sẽ đảm bảo việc ảnh vân tay phải được chụp từ một ngón tay “còn sống” (không bị cắt rời).

Bảo mật cao

Hiệ nay trên các thiết bị hiện đại thường hay có khóa bằng dấu vân tay có tính bảo mật cao vì dấu vân tay rất khó để làm giả. Ngay cả khi một ai đó có ý đồ xấu sao chép tìm cách sao chép lại dấu vân tay của bạn thì họ vẫn không thể sử dụng vì hệ thống cảm biến có thể nhận dạng được đó không phải là ngón tay của người thật.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm mà chúng tôi đưa ra ta thấy cảm biến vân tay chỉ là một hệ thống xác thực, chứ không đóng vai trò bảo vệ dữ liệu trên thiết bị, khi bạn ngủ hoặc mất ý thức thì chính ngón tay sẽ mở khoá tất cả. Theo đó nếu như trong trường hợp vân tay bị biến dạng vì một nguyên nhân nào đó, do tai nạn hoặc dính hóa chất, người dùng sẽ không thể sử dụng cảm biến vân tay để mở khóa thiết bị, thậm chí khi tay bị ướt hoặc ra quá nhiều mồ hôi cũng có thể khiến thiết bị khó nhận dạng vân tay. Theo đó nên, hiện nay cảm biến vân tay vẫn chỉ được sử dụng như một giải pháp bảo mật chủ yếu nhất, song song với nó là nhiều biện pháp bảo mật dự phòng như mật khẩu truyền thống hoặc quét mống mắt, nhận dạng gương mặt, chứ bảo mật vân tay vẫn chưa thể trở thành phương pháp bảo mật duy nhất cho thiết bị của bạn

Cảm biến vân tay là gì? Ưu nhược điểm của cảm biến vân tay?

3. Phân loại và hoạt động của cảm ứng vân tay:

Hiện tại, có tới 3 loại cảm biến vân tay chính đang được áp dụng rộng rãi trên các thiết bị di động. Chúng ta có thể kể tên và phương thức hoạt động của chúng.

3.1. Máy quét vân tay quang học:

Đây là phương pháp chụp, sau đó so sánh các dấu vân tay với nhau. Nó được xem là công nghệ lâu đời nhất hoạt động dựa trên việc chụp ảnh quang học và nhận dạng dấu vân tay.

Về cơ bản, các thiết bị sẽ sử dụng những thuật toán của mình để xử lý hình ảnh. Sau đó phân tích những vùng sáng nhất, tối nhất của ảnh. Việc này cho phép thiết bị nhận diện được sự khác biệt trong cấu trúc vân tay.

3.2. Máy quét vân tay siêu âm:

Đây là công nghệ cảm biến nổi bật, được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Để nắm được từng chi tiết của một dấu vân tay, thiết bị sử dụng một bộ phát, thu sóng siêu âm vô cùng hiện đại.

Xung sóng siêu âm được truyền đến đầu ngón tay của người dùng đặt trên máy quét. Thông qua việc phân tích sóng phản xạ lại, hệ thống dễ dàng nhận ra những đặc tính chi tiết để phân biệt những dấu vân tay khác nhau.

3.3. Máy quét vân tay điện dung:

Đây là công nghệ vân tay phổ biến, được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể tìm thấy nó trong các flagship của nhiều hãng sản xuất điện thoại khác nhau. Những thiết bị nổi bật nhất sử dụng công nghệ này phải kể đến S9, LG G6, HTC U12. Thay vì tạo ra hình ảnh, thiết bị này sử dụng những bảng mạch tụ điện nhỏ. Nó sẽ ghi nhớ, lưu trữ mọi chi tiết liên quan đến dấu vân tay. Bản chất của tụ điện có thể lưu trữ điện tích. Vậy nên, việc kết nối chúng với các tấm dẫn điện cho phép mọi người có thể sử dụng chính các tụ điện để theo dõi các chi tiết của dấu vân tay.

Phần điện tích lưu trữ trong tụ điện sẽ thay đổi đôi chút khi ngón tay đặt trên các tấm dẫn điện. Trong khi đó,những rãnh vân tay với đấy không khí sẽ giúp điện tích tụ điện không thay đổi. Mạch tích hợp op-amp sẽ ghi nhận điều này và nhớ, phân biệt dấu vân tay của người dùng.

Cảm biến vân tay là gì? Ưu nhược điểm của cảm biến vân tay?

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan

Trần Ngọc Nam Q.1 đã mua sản phẩm

Khóa cửa gỗ thông minh Luvit - LUVIT-W/B; LUVIT-W/C; LUVIT-W/S